Nhãn

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Nữ SV tình nguyện và day dứt "tình yêu đồng tính"

Day dứt mối tình “đồng tính”Không phải chịu nỗi đau vì tinh yeu tan vỡ như một số sinh viên khác sau mỗi đợt tình nguyện nhưng T. , cô tình nguyện viên trẻ cũng mang những day dứt không thể nào quên sau chuyến đi tình nguyện tới trung tâm nuôi dưỡng các em nhỏ cơ nhỡ tại một tỉnh heo hút.Hồi đó , T. mới là sinh viên năm nhất , lần đầu tham gia tình nguyện nên rất hào hứng và phấn khởi. Từ ngày đầu đến với trung tâm , cô hết mình chăm sóc , dạy học cho các em nhỏ và nhanh chóng trở nên thân thiết với các cán bộ của trung tâm , đặc biệt là chị B. , người vẫn được các em âu yếm gọi là chị “gấu bông”.Quen biết chị không lâu nhưng T. thực sự quý mến và cảm phục chị bởi sự nhiệt tình , tận tâm hiếm có. Chị luôn là người ngủ muộn nhất trung tâm , đêm nào cũng đi một vòng xem bọn trẻ đã ngủ yên chưa rồi mới đi nghỉ. Chứng kiến sự lo lắng của chị mỗi khi có em nào ốm , T. cảm nhận sâu sắc tấm lòng nhân ái mà chị dành cho những số phận bất hạnh. Bản thân T. cũng thấy mình luôn được chị quan tâm , chăm sóc ân cần nên lại càng thân thiết với chị hơn.Nhưng T. đâu biết rằng , chị B. là người đồng tính và đã thầm yêu cô. Trong một lần xúc động không kìm nén được tình cảm , chị B. đã thổ lộ tình yêu với T. khiến cô sinh viên quá bối rối , ngỡ ngàng và không thể tin vào những gì đang diễn ra.Mọi tình cảm yêu mến , thán phục trước kia đã chấm dứt. Thay vào đó , T. thấy ghê sợ , hãi hùng và chỉ muốn “bốc hơi” ngay khỏi trung tâm. Cô nhất quyết không nghe chị nói , không cho chị đến gần và nhanh chóng thu dọn đồ bỏ đi , mặc cho chị giải thích , khóc nấc nghẹn ngào. Trước khi đi , cô còn để lại cho chị một ánh mắt “long lên vì tức giận và ghê tởm”.Ánh mắt ấy đã trở thành nỗi ân hận lớn với T. sau này , khi đã bình tâm lại. Cô nhận ra mình thật phũ phàng với chị “gấu bông”. Hình ảnh chị tận tụy với công việc và chăm sóc chu đáo cho cô những ngày cô ốm đau càng khiến T. thấy có lỗi với chị. Đồng tính thì sao chứ , họ cũng dám hy sinh , dám cống hiến và đáng được trân trọng hơn ai hết. Đã có lúc T. nghĩ như vậy...T. gọi điện , nhưng chị B. đã đổi số , trở lại trung tâm thì chị đã chuyển đi. Nhiều năm trôi qua , T. vẫn luôn cầu mong chị tha thứ , mong cho những điều tốt lành nhất đến với chị và tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ để sự bồng bột , thiếu suy nghĩ của tuổi trẻ làm tổn thương người khác như thế một lần nữa.Tình nguyện “se duyên” Ngoài câu chuyện day dứt trên , còn rất nhiều câu chuyện khác mà sinh viên tình nguyện đã kể lại , liên quan đến tinh yeu. Cùng tham gia vào câu lạc bộ "Những ước mơ xanh Hà Nội" của Hội người khuyết tật Việt Nam , Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Tùng Bách đã quen rồi “cảm” nhau từ đó.Hai người gặp nhau lần đầu tiên trong đội khảo sát của một chuyến đi tình nguyện tới bệnh viện phong Văn Môn ( Thái Bình ). Trong suốt hành trình , ấn tượng của Mai Anh về Bách đó là một người năng nổ , vui vẻ và rất biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh. Còn trong mắt Bách , Mai Anh thật mạnh mẽ , cá tính và luôn có những hành động “chẳng giống ai”.Ngoài ấn tượng ban đầu đó ra thì một điểm chung là tình yêu với âm nhạc , ca hát đã đưa hai người xích lại gần nhau hơn. Chàng là đội trưởng còn nàng là đội phó trong đội văn nghệ. Bách thường đệm đàn cho Mai Anh hát , dần dần hai người trở thành đôi song ca ăn ý nhất câu lạc bộ.“Gặp và yêu anh Bách thực sự là một điều bất ngờ thú vị cho mình khi tham gia tình nguyện trong Những ước mơ xanh” , Mai Anh chia sẻ. “Mỗi lần đi tình nguyện , nhất là khi đi đến những tỉnh xa , mình có cảm giác an tâm và vui hơn. Công việc tình nguyện không đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Nó cũng khá vất vả đấy! Mỗi lần như thế , có người yêu cùng đội tình nguyện thì hai người có thể san sẻ và giúp đỡ nhau rất nhiều”.Tất nhiên khi yêu nhau khó tránh được những lúc cãi vã , dỗi hờn. Nhiều người lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của cả hai nhưng “cô nàng cá tính” Mai Anh thì cho rằng: “dù là tình nguyện hay làm bất cứ việc gì khác cũng phải phân định rạch ròi giữa công việc và tình cảm". "Vậy nên , từ hồi yêu nhau đến giờ , cả khi cãi nhau nảy lửa bọn mình cũng chưa bao giờ để ảnh hưởng đến lòng nhiệt tình với các hoạt động xã hội hay công việc chung của câu lạc bộ" - Mai Anh nói.Chuyện cổ tích buồnGiống như Mai Anh , Toán cũng là một tình nguyện viên của Hội người khuyết tật Việt Nam trong Quảng Bình. Do di chứng chất độc màu da cam , anh sinh ra đã bị khuyết tật , gầy quắt queo , tay bắt khuyết , chân cà kheo. Nhưng bù lại cho những thiệt thòi về dáng vẻ bề ngoài là một trái tim nồng hậu , nhân ái và giàu nghị lực. Trong một lần đến Tam Đảo với câu lạc bộ tình nguyện , anh tình cờ gặp Thúy – cô gái Hải Phòng xinh xắn , dịu hiền và cũng bị tật ở chân. Không quan tâm đến những khiếm khuyết về hình thức nơi anh , Thúy luôn tìm thấy sự bình yên , thanh thản và hạnh phúc từ người con trai đất Quảng Bình. Có lẽ đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn.“Em đã mơ đến ngày em sẽ về quê cùng anh , ngày đó anh dắt em đi trên đồi cát trắng ven biển , nơi đã sinh ra dấu chân chiền chiện tỏa đi muôn phương để rồi được gặp và yêu anh thật lòng”. Thúy đã viết biết bao lời tâm sự đầy yêu thương như thế dành riêng cho Toán.Bạn bè ai cũng mừng và ngưỡng mộ trước tinh yeu của hai người. Những tưởng niềm hạnh phúc vô bờ bến đã đến , đề cuộc sống của anh từ nay bước sang một trang mới. Nhưng rồi điều nghiệt ngã lại một lần nữa xảy ra. Gia đình Thúy kiên quyết phản đối với lý do một người khuyết tật vì chất độc da cam như Toán thì làm sao có tương lai , làm sao có thể nói đến chuyện yêu đương. Mọi nỗ lực thuyết phục đều không thành công.Có lúc hai người đã tính đến chuyện giấu gia đình đi đăng ký kết hôn để “gạo đã nấu thành cơm” , nhưng là những người con thảo , Toán , Thúy không nỡ lừa dối bố mẹ; hơn nữa họ nghĩ dẫu có được ở bên nhau mà lại làm những người thân đau lòng thì cũng không thể hạnh phúc.Hai người chia tay , Toán chỉ biết nói với bản thân rằng “từ nay mình sẽ chẳng yêu ai nữa”. Câu chuyện cổ tích tinh yeu của anh khép lại bằng một kết thúc buồn.Hồ Hương .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét